Trong quá trình hoàn thành việc xây dựng blog thì việc tìm hiểu các hiệu ứng, phong cách thiết kế đẹp là hầu như ai cũng trải qua. Việc tìm theme của một trang web vì bạn cảm thấy thích bố cục, hiệu ứng hay phong cách thiết kế là điều hoàn toàn dễ hiểu. Và điều này hoàn toàn có thể làm được chỉ với một vài thao tác thông qua các công cụ hoặc làm thủ công. (Tuy nhiên, nếu chủ website đó đã cố tình dấu thì thực sự rất khó để tìm ra được tên theme)
Kiểm tra website đó có sử dụng WordPress hay không
Cách 1: Kiểm tra bằng công cụ WhatCMS
Để xác định website đó có sử dụng mã nguồn WordPress hay không thì bạn thực hiện các bước như sau:
- Truy cập vào WhatCMS tại đây.
- Tại ô Website URL bạn nhập tên miền trang web muốn tìm hiểu.
- Bấm Detect CMS, đợi và xem kết quả.
Ví dụ: Mình muốn biết trang Backlinko đang sử dụng mã nguồn gì thì mình sẽ vào WhatCMS và nhập vào ô và tìm mã nguồn như sau:
Hãy chú ý đến phần CMS đầu tiên, bạn có thể thấy là công cụ này thông báo website Backlinko đang sử dụng mã nguồn CMS là Next.js chứ không phải WordPress nên không thể tìm được theme nó đang sử dụng.
Cách 2: Kiểm tra bằng URL
Một cách khác khá đơn giản không cần dùng đến công cụ nhưng vẫn có thể biết được trang web kia có dùng WordPress hay không là chèn thêm phần đuôi (slug) sau tên miền của trang web đó.
ten-mien/wp-admin
ten-mien/wp-login.php
Ví dụ: Mình muốn biết trang Bloggingguide có đang sử dụng WordPress hay không thì chỉ cần chèn phần đuôi sau tên miền của nó là: https://bloggingguide.com/wp-admin
hoặc wp-login.php
. Nếu xuất hiện form đăng nhập thì chứng tỏ nó đang sử dụng WordPress.
Nếu khi bạn check như vậy nhưng ra thông báo là This page has been disabled
thì tức là nó vẫn sử dụng WordPress nhưng chủ website đó cố tính che dấu URL đăng nhập để bảo mật.
Sau khi biết chắc chắn trang web đó sử dụng mã nguồn (CMS) là WordPress rồi thì bây giờ bạn có thể tự tin để kiểm tra xem website đó đang sử dụng theme và plugin gì.
Cách tìm theme WordPress của một trang web
Cách kiểm tra plugin, theme của một trang web khá đơn giản vì các công cụ giúp bạn thực hiện việc đó có rất nhiều. Tuy nhiên, rất khó để có thể biết được toàn bộ 100% plugin mà các website đang sử dụng vì vậy cần sử dụng nhiều cách để nghiên cứu thì hiệu quả hơn.
1. Check theme bằng WP Theme Detector
WP Theme Detector là công cụ được nhiều người sử dụng nhất vì các tính năng hữu ích của nó. Nếu không rành về mã nguồn hay các thủ thuật nâng cao thì đây chính là công cụ hữu ích nhất dành cho bạn. Giúp bạn tìm theme của một trang web WordPress chỉ với 1 click.
Cách check theme như sau:
- Truy cập vào WP Theme Detector.
- Nhập tên miền trang web bạn muốn kiểm tra.
Ví dụ: Mình muốn kiểm tra trang blog Duandigi.com của mình thì chỉ cần nhập tên miền và bấm “Experience the magic of WPTD!” và đợi là có kết quả.
Theme này không phải theme gốc mà đã được chủ website tùy biến, thay đổi thông tin vì vậy sẽ không biết nhiều về nó. Tên theme là mts_schema
– một giao diện nhẹ đến từ nhà cung cấp theme WordPress Mythemeshop, cũng là đội phát triển plugin SEO đình đám có tên Rank Math SEO. Đây là các plugin mà website này đang sử dụng.
- Wp Notification Bars: Thông báo trên cùng của trang
- Copy Anything to Clipboard
- kk Star Ratings
2. Xem theme WordPress bằng ScanWP
ScanWP cũng có các tính năng tương tự như WP Theme Detector, nhưng đôi khi các plugin nó quét ra được lại nhiều hơn hoặc ít đi so với công cụ WP Theme Detector. Về cơ bản thì tất cả các tool kiểm tra theme của một website WP (WordPress) đều cho kết quả giống nhau chỉ khác nhau khi tìm kiếm thông tin về plugin mà website đó đang sử dụng.
3. What Theme by CodeinWP – Xem giao diện Theme WordPress tên gì
Công cụ này khá mờ nhạt vì chỉ có thể cung cấp thông tin về tên themes, còn các thông tin khác thì không thể truy vấn được. What Theme by CodeinWP chỉ sử dụng với mục đích tham khảo vì nếu muốn tên theme thì chỉ cần thực hiện theo cách thứ 7 là ra mà không cần bất kỳ công cụ gì.
4. What WordPress Theme Is That
What WordPress Themes Is That cũng được sử dụng khá nhiều, theo đánh giá cá nhân thì công cụ này cũng tương đương với WP Theme Detector. Nó cung cấp đầy đủ các thông tin về theme, trang chủ, tác giả và các plugin mà website đó đang sử dụng.
Tuy nhiên, số lượng plugin mà nó cung cấp sẽ thấp hơn so với WP Theme Detector, với thước đo là 100% thì WP Theme Detector sẽ tìm ra được khoảng 70% và What WordPress Theme Is That sẽ là 50%.
5. WPSniffer – Themes WordPress
WPSniffer khác các công cụ mà mình đã kể trước đó vì nó là một tiện ích trên Chrome được tạo ra bởi PenguinWP. Thông tin về theme của website cũng khá hạn chế khi mà bạn chỉ có thể nhìn thấy được tên theme và tiêu đề của website.
6. IsItWP
Đây cũng là một công cụ giúp tìm theme của một trang web khá hiệu quả tương tự WP Theme Detector hay What WordPress Theme Is That vậy.
7. Xem mã nguồn giao diện web
Xem mã nguồn để tìm ra thông tin giao diện (theme) mà một website đang sử dụng là khá dễ dàng. Tuy nhiên, với cách làm này thì bạn không thể biết được các thông tin khác về plugin mà website đó đang sử dụng một cách rõ ràng như các công cụ khác.
Cách làm như sau:
- Mở trang web bạn muốn kiểm tra thông tin theme, plugin lên.
- Nhấn F12 hoặc tổ hợp Ctrl + Shirt + I.
- Bấm Ctrl + F để tìm kiếm.
- Gõ
theme
nếu muốn tìm thông tin về theme của website đó. - Gõ
plugin
nếu tìm kiếm các plugin mà website đó đang sử dụng.
Tên theme và plugin sẽ nằm sau dấu wp-content/
như hình.
Hy vọng bài viết này giúp ích cho việc tìm hiểu phong cách thiết kế và xây dựng blog/website của bạn. Chú ý là cách này chỉ có thể sử dụng nếu chủ website không cố ý che dấu thông tin còn đã dấu thì người thường cực kỳ khó để tìm ra được.
Kết luận
Trên đây là những cách hữu ích để bạn có thể tìm kiếm và xác định được theme mà một trang web WordPress đang sử dụng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều công cụ để có được kết quả tốt nhất.
Ngoài các công cụ được đề cập, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác như các trang web chuyên về WordPress, diễn đàn, cộng đồng, v.v. để tìm kiếm thêm nhiều gợi ý hữu ích.
Cuối cùng, chúc bạn sẽ tìm được theme ưng ý cho website của mình!